Cửa hàng kinh doanh truyền thống và những dự báo tương lai

17/03/2016 05:25:34

Sự lớn mạnh của thương mại điện tử, cách thức mua sắm của người tiêu dùng và nhiều những thay đổi trong xu hướng kinh doanh bán lẻ làm cho các cửa hàng kinh doanh truyền thống đang bị giảm dần doanh thu và đứng trước nguy cơ đe dọa phá sản.

1. Bị lấn át bởi các gian hàng online
– Thị trường thương mại điện tử chỉ mới chiếm hơn 1% trong tổng doanh thu thị trường bán lẻ Việt Nam, con số này tuy rất thấp nhưng lại đang có xu hướng tăng lên khá nhanh. So với các nhà bán lẻ truyền thống, thương mại điện tử đã nhanh chân hơn trong việc tận dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để áp dụng vào kinh doanh nên đang ngày càng lớn mạnh. Trong khi các cửa hàng truyền thống đang loay hoay để tìm cách cải tiến cách thức bán hàng, thanh toán nhanh chóng cho khách thì hệ thống thương mại điện tử đã tiên tiến hơn và biết sử dụng các phần mềm quản lý bán hàng tích hợp trên các thiết bị di động thông minh để đạt hiệu quả tối ưu trong kinh doanh.
– Cũng chính bởi sự lớn mạnh của thương mại điện tử mà người tiêu dùng dần chuyển hướng mua sắm sang các hình thức online, đặt hàng qua các website bán hàng trực tuyến ngày càng nhiều. Mà tâm lý người tiêu dùng thì đương nhiên không thích chen lấn, hít bụi bẩn hay bị đe dọa bởi kẻ gian móc túi… trên đường đi mua sắm. Họ sẽ lựa chọn cách thức ngồi nhà mua hàng mà vẫn có được sản phẩm ưng ý, lại được giao hàng tận nhà. Không chỉ ở mặt hàng quần áo, giày dép mà thậm chí các chợ truyền thống cũng đang bị xâm lấn bởi “chợ online” trên mạng, người mua hàng giờ cũng chuộng hình thức mua rau, thịt, gạo… thông qua các website bán hàng online.
Những điều trên cho thấy thực sự các cửa hàng truyền thống đã bị lấn át bởi các gian hàng online.
2. Thu hẹp quy mô
Các cửa hàng truyền thống, vì người tiêu dùng thay đổi xu hướng mua sắm, kể cả khách hàng vãng lai lẫn khách hàng trung thành đều giảm dần nên chắc chắn doanh thu cũng từ đó mà không còn được như trước đây. Trong khi đó, các khoản chi phí về thuê kiot, địa điểm, mặt bằng kinh doanh thì vẫn phải bỏ ra hàng tháng, mặt hàng kinh doanh vẫn phải cố gắng nhập thêm cho đa dạng, phong phú để thu hút khách hàng… do vậy, thua lỗ là điều không thể tránh khỏi.
Trước tình trạng đó, các cửa hàng truyền thống phải tính đến việc thu hẹp quy mô kinh doanh, hoặc thậm chí là ngừng buôn bán để tránh nợ nần chồng chất.

3. Chuyển dần sang liên kết với kinh doanh trực tuyến
– Khó khăn trong kinh doanh khiến một bộ phận các cửa hàng truyền thống thu hẹp quy mô buôn bán, tuy nhiên, một số lại tìm cách để vực dậy và tìm chỗ đứng mới cho bản thân mình. Và kết hợp chuyển sang kinh doanh online chính là một trong những cách thức được lựa chọn.
Nhiều cửa hàng ý thức được rằng muốn tạo được lợi thế cạnh tranh thì phải biết kết hợp giữa online và offline, tức là cần phải có cả cửa hàng và website bán sản phẩm để phục vụ nhu cầu mua sắm trực tuyến cho khách hàng. Nói đến bán lẻ thông thường chúng ta sẽ nghĩ ngay đến các cửa hàng tiện lợi và hệ thống các siêu thị nhưng trong thời hiện đại, khi mà số lượng khách hàng thực hiện các giao dịch mua sắm qua internet là chủ yếu thì việc xây dựng hệ thống website bán hàng kèm theo các dịch vụ giá trị gia tăng sẽ đánh vào tâm lý mua sắm của người tiêu dùng.
4. Triển khai nhiều ứng dụng mang đến trải nghiệm khách hàng
Bên cạnh các xu hướng thu hẹp quy mô hoặc kết hợp kinh doanh trực tuyến thì phải triển khai nhiều cách thức để mang đến những trải nghiệm khách hàng hoàn toàn mới, có như vậy thì các cửa hàng truyền thống mới mong có được chỗ đứng vững chắc trên thị trường kinh doanh.
Các cách thức mới đem đến trải nghiệm khách hàng tuyệt vời thường được áp dụng như :
– Chăm sóc hỗ trợ khách hàng
– Khuyến mãi, chiết khấu
– Dịch vụ chuyển phát nhanh
– Thay đổi hình thức quản lý bán hàng
Trong đó, nổi bật nhất là việc thay đổi hình thức quản lý bán hàng sang cách thức tiên tiến hiện đại hơn. Chính các phần mềm quản lý bán hàng mới được ứng dụng đã đem lại một hình ảnh chuyên nghiệp, hiện đại và phong cách phục vụ khách hàng tận tụy nhất cho các cửa hàng truyền thống.
                                                                                                                                                                                              Nguồn từ "Sapo"
Đăng ký  miễn phí phần mềm quản lý bán hàng VDA.VN


Chia sẻ: