26/03/2021 06:06:46
Nếu người đeo kính thỉnh thoảng phải lau tròng, rồi có lúc phải thay kính vì tăng độ, thì thủy tinh thể, cơ quan có chức năng của thấu kính nằm sau đồng tử, đến lúc nào đó khó tránh khỏi vẩn đục trong môi trường ô nhiễm, vì nhiều bệnh lý ngấm ngầm phá hoại. Bệnh mắt cườm, còn gọi là đục thủy tinh thể, dù dưới dạng cườm khô, nếu dùng cách diễn tả bình dân, do biến thể cấu trúc của thủy tinh thể, hay cườm nước do tăng áp lực nội nhãn trong bệnh gọi là thiên đầu thống, là hệ quả tuy khó tránh khi tuổi đời chồng chất, nhưng vẫn có thể phòng ngừa. Nếu nhìn bệnh cườm mắt như một diễn tiến tất yếu trong quá trình não hóa thì đúng là phiến diện. Ngày nay ai cũng biết mắt cườm thậm chí là bệnh của người trẻ tuổi vì có mối liên hệ mật thiết là oxi hóa, bệnh tiểu đường, stress, bệnh nghề nghiệp, chất kính thích từ rượu bia, thuốc lá, phản ứng phụ của thuốc, tia tử ngoại trong ánh nắng gay gắt, chất phụ gia trong thực phẩm công nghệ và tác hại từ ánh sáng xanh từ đèm quản cáo nhấp nháy, màn hình máy vi tính, điện thoại thông minh...
Đúng là có nhiều yếu tố gây bệnh. Nhưng không chỉ vì thế mà số người bị cườm mắt tăng nhanh đến thế, đến độ bệnh viện mắt nào cũng đông khách, đến độ cửa hàng kính thuốc hầu như có mặt trên những con đường! Phải có thêm lý do nào khác! Số người bị mắt cườm có thể giảm thiểu rõ rệt nếu các mô hình khám sức khỏe nhằm phát hiện bệnh tiểu đường, cao huyết áp, rối loạn biến dưỡng chất béo, tăng áp nhãn được triển khai rộng rãi, thay vì đợi cườm chín mùi để mổ! Chỉ nói riêng về biện pháp theo dõi áp lực nội nhãn trên người trẻ tuổi để điều trị kịp thời đã đủ để giảm bớt rất nhiều trường hợp đục thủy tinh thể một cách oan uổng. Biện pháp đó vẫn chưa được tiến hành một cách có bài bản ở nước mình. Tuổi già, da nhăn, mắt cườm đúng là sẽ đến, nhưng không hẳn lúc nào cũng đến nhanh như thế! Tình trạng nghịch lý đó sở dĩ tồn tại là vì bệnh cườm mắt đã và đang được điều trị trên tinh thần thụ động và phiến diện, đợi cháy thì chữa.
Đáng tiếc vì kết quả của nhiều công trình nghiên cứu trong thời gian gần đây cho thấy có thể trì hoãn thời điểm đục thủy tinh thể nếu biết cách áp dụng các loại sinh tố (C, E, A) khoáng tố ( selen, kẽm, crom, mangan) và nhất là chất kháng oxi -hóa như phycocyanin, sulfolipid, polysaccharid... trong chế độ dinh dưỡng thường ngày. Các chất này có quá khó tìm? Không, nếu đừng quên ... Spirulina!
Trong môi trường ô nhiễm chỉ tăng không giảm, với công việc đòi hỏi nhiều giờ liên tục trước màn hình nhấp nháy, với cuộc sống căng thẳng đến độ thiếu ngủ là chuyện bình thường, cườm mắt chắc chắn sẽ giữ vững vị trí trong danh sách top ten của các bệnh thời đại. Thầy thuốc nhãn khoa tất nhiên sẽ còn tất bật với số bệnh nhân đục thủy tinh thể tiếp tục xếp hàng trước phòng giải phẫu. Hình ảnh đó sẽ là một thực tế, nói đúng hơn, một thảm trạng phải chấp nhận nếu nhà điều trị không thay đổi chiến thuật để chống bệnh trước khi mắt bị cườm, nếu bệnh nhân không thay đổi quan niệm để tìm đến thầy thuốc trước khi thủy tinh thể bị hóa đục.
Có một điều chắc chắn. Đáp án không thể chỉ là biện pháp ngoại khoa. Giải pháp không thể chỉ trong tay thầy thuốc chuyên về bệnh mắt. Muốn mắt không bị hóa cườm bệnh nhân cần chủ động bảo vệ đôi mắt bằng cách trở về với sức bật của dược liệu thiên nhiên, càng sớm càng tốt. Đó cũng chính là lý do tại sao tảo Spirulina được trân trọng ở nhiều nước có nền y tế tiên tiến ở phương tây.
BẠN CÓ BIẾT?
Không hoàn toàn chính xác nếu nghĩ phải dùng hóa chất tổng hợp chấn áp hệ thần kinh mới mong điều trị trầm uất. Trái lại là khác vì nhiều công trình nghiên cứu trong thời gian gần đây thuốc an thần thuộc nhóm hóa chất tổng hợp không là giải pháp trong bệnh trầm uất. Thay vì tiếp tục đầu độc cơ thể bằng thuốc ngủ, chuyên gia về bệnh lý do stress ở đại học Munich đã chứng minh là ISOLEUCIN, acid amin dồi dào trong Spirulina, thư giãn thần kinh đồng thời cải thiện chức năng tư duy của đối tượng trầm uất hơn xa thuốc an thần. Isoleucin vì thế là acid amin nên thuốc an toàn cho trẻ xao lãng học hành, cho người học không vô trước kỳ thi, căng thẳng vì sắp phỏng vấn xin việc, cho văn nghệ sĩ mất hứng thú sáng tác vì bí đề tài.
Nguồn: BS Lương Lễ Hoàng