28/02/2021 10:46:00
Nếu chỉ xét riêng về mặt sức khỏe, cơ thể của người cao niên chắc chắn khó tránh nhiều điểm thua thiệt nếu so sánh với thời thanh xuân vì công đoạn não hóa càng lúc càng chiếm ưu thế. Bằng chứng là người lớn tuổi khó có thể ăn ngon, ngủ sâu, nhớ dai… như lúc còn trẻ. Tuy vậy điều đó không có nghĩa là đành bó tay chấp nhận, trái lại, người cao tuổi vẫn có thể duy trì phần lớn chất lượng của cuộc sống nếu hiểu sâu hơn về cơ chế sinh bệnh của tuổi già và biết nhiều hơn về phương tiện sinh học có công năng chống não hóa, chẳng hạn với Spirulina.
Đúng là người cao tuổi khó có thể ăn mạnh miệng, ăn ngon lành như khi còn trẻ, phần vì dịch tiêu hóa ít được bài tiết như trước, phần vì trở ngại cơ học do hàm răng, cơ hàm đều ít nhiều lỏng chốt, rệu rạo. Nhưng sai hoàn toàn nếu tưởng người già phải chịu cảnh suy dinh dưỡng tiệm tiền đề rồi mang thêm bệnh vì sức mòn, lực kiệt. Càng sai trần trọng nếu không biết cách tiếp tế acid amin một cách hòa hoãn nhưng thường xuyên cho cơ thể đã bước vào giai đoạn não hóa. Đừng quên người cao tuổi rất cần chất đạm không chỉ vì nhu cầu dinh dưỡng mà vì đó là tác chất cần thiết cho tiến trình biến dưỡng thuốc do người lớn tuổi hầu như ai cũng phải sử dụng vài loại thuốc nào đó, nếu không hạ huyết áp thì cũng trị thấp khớp.
Đúng là người cao niên do cơ thể có khuynh hướng mất nước, thiếu chất điện giải và dưỡng khí trong não nên không thể ngủ nhiều, ngủ sâu như người trẻ. Nhưng không thể vì thế mà lạm dụng thuốc an thần cho người già. Trái lại nếu biết cách cung cấp cho cơ thể người lớn tuổi các khoáng chất có công năng trấn an hệ thần kinh như vôi, manhe, kali, bên cạnh các chất đạm cần thiết để bắt trớn cho giấc ngủ yên bình như tryptophan, methionin…, giấc ngủ của người sau tuổi về hưu vẫn có chất lượng như mong muốn, dù trong ý nghĩa tương đối. Việc bổ xung chất vôi cho người cao niên, nhất là khi đi kèm với chất đạm để tối ưu hóa vận tốc hấp thụ chất vôi, còn có thêm lợi điểm là góp phần chống hiện tượng loãng xương phổ biến ở người già, kể cả nam giới.
Đúng là bậc cao niên không sớm thì muộn, phải ít nhiều đãng trí do não phần thì thiếu nước, phần thì dưỡng khí lại thêm dẫn truyền thần kinh khó ổn định. Tuy vậy, sai hoàn toàn nếu quan niệm một cách định kiến và phiến diện là hễ già là phải lú lẫn. Nhiều công trình nghiên cứu trong thời gian gần đây đã chứng minh là bộ não của người già vẫn có thể hoạt động như bình thường nếu như được luyện tập hàng ngày và được tiếp tế kịp thời bằng các loại dưỡng chất được đặt tên là thức ăn của não (brain food). Đứng đầu trong nhóm này là lecithin, acid amin có nhiều trong đậu nành và trong tảo Spirulina. Thêm vào đó, chức năng tư duy của người già rõ ràng vẫn bén nhọn nêu như cơ thể đừng thiếu các loại chất béo thuộc nhóm hữu ích như 3-Omega. Hoàn toàn dễ hiểu vì cấu trúc cơ bản của hệ thần kinh là một hợp chất đạm + béo (lipoprotein). Thiếu cấu trúc lành mạnh của hệ thần kinh thì muốn ngủ sâu, nhớ dai… chỉ là ảo vọng! Ngược lại, nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy mục tiêu phòng ngừa các căn bệnh trầm kha như bệnh quên hết Alzheimer, bệnh run tay Parkinson, bệnh trầm uất đi kèm với phân liệt cá tính, cũng như cao huyết áp, phong thấp, dị ứng ở người già hoàn toàn khả thi nếu cơ thể đừng thiếu các loại chất béo thuộc nhóm hữu ích như acid linoleic.
Thế thì tặng vật nào của thiên nhiên, ngoài tảo Spirulina, chứa cùng lúc nhiều lecithin, vôi, 3-Omega, acid linoleic…? Không có!
Nhu cầu về chất đạm, sinh tố và khoáng tố tất nhiên rất rõ nét ở người cao tuổi vì tiến trình thoái biến đằng nào cũng chiếm ưu thế trong khi khả năng phục hồi khó lòng được triển khai như mong muốn nếu cơ thể không được tiếp sức bởi tác chất ngoại lai. Kết quả một cuộc khảo sát trên hai nhóm bệnh nhân cao tuổi với mức độ suy nhược ngang nhau cho thấy nhóm có dùng Spirulina trong hai tháng liên tục rõ ràng được cải thiện về thể trọng, huyết áp, cảm giác thèm ăn, độ sâu của giấc ngủ… nếu so với nhóm tuy cũng sinh hoạt như nhóm kia nhưng thiếu Spirulina trong phác đồ điều trị. Tại sao lại không thử trì hoãn vận tốc lão hóa bằng sức kháng bệnh mượn từ thiên nhiên?
Bạn có biết?
GLYCIN, acid amin nằm sẵn trong Spirulina, là thành phần cốt lõi trong cấu trúc của nội tiết tố, collagen và DNA. Nói cách khác, khó khỏe, khó trẻ, khó đẹp nếu như thiếu Glycin. Acid amin này nhờ dễ lọt qua hàng rào sinh học để vào lão với hàm lượng cao nên đã được nhiều thầy thuốc áp dụng trong các phác đồ điều trị đau đầu, trầm uất và mất ngủ, ba triệu chứng điển hình của suy nhược thần kinh, với tỷ lệ hiệu quả rất khả quan đến độ nhờ Glicin mà bệnh nhân không cần dùng thuốc an thần. Glycin vì thế cũng được dùng cho trẻ tự kỷ. Bên cạnh đó, do cơ chế tác dụng trên mô keo nên tầm hữu dụng rộng rãi của acid amin này cũng đã được ghi nhận trong bệnh gout, nhân xơ tử cung, nhược cơ và phì đại tiền liệt tuyến.
Nguồn: BS Lương Lễ Hoàng